Nhân khẩu Libya

Bài chi tiết: Nhân khẩu Libya
Bản đồ thể hiện thành phần dân tộc ở Libya

Libya có dân số ít sống trong một lãnh thổ rộng lớn, với mật độ dân số khoảng 3 người trên km² (8,5/mi²) ở hai vùng phía bắc là TripolitaniaCyrenaica, và chưa tới một người trên km² (1,6/mi²) tại những nơi khác. Vì vậy, Lybia là một trong những quốc gia có số dân trên diện tích thấp nhất trên thế giới[65]. 90% dân số sống trên một vùng chiếm chưa tới 10% lãnh thổ, đa số dọc theo bờ biển. Hơn nửa triệu người sống tại đô thị, và tập trung đông nhất ở hai thành phố lớn là TripoliBenghazi[66]. Người Lybia bản địa chủ yếu gồm người Ả Rậpngười Berber.

Có một số lương nhỏ người TuaregTebu sống tập trung ở phía nam, sống theo kiểu du mục hay bán du mục. Trong số người nước ngoài sống tại Lybia, nhóm đông nhất là các công dân từ các quốc gia châu Phi gồm Bắc Phi (chủ yếu là người Ai Cập và Tunisia), Tây Phi và người Phi vùng Hạ Sahara[67]. Người Berber ở Lybia và người Ả Rập chiếm 97% dân số, 3% còn lại là người Phi da đen, người Hy Lạp, Maltese, Ý, Ai Cập, Pakistan, Thổ, Ấn ĐộTunisia[68].

Ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở Libya là tiếng Ả Rập, và đây cũng là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Tamazight, tuy không phải là ngôn ngữ chính thức nhưng được người Berber ở Libya sử dụng[69]. Ngoài ra, người Tuareg nói tiếng Tamahaq, thứ ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Tamasheq duy nhất được biết đến ở vùng phía bắc. Tiếng Ýtiếng Anh thỉnh thoảng được sử dụng tại các thành phố lớn, dù những người nói tiếng Ý chủ yếu đều đã có tuổi.

Giáo dục

Khu trường lớp Benghazi của trường Đại học cũ ở Libya (Al-Jami'a al-Libiya), Đại học đầu tiên của Libya

Dân số Libya xấp xỉ 5,8 triệu người trong đó có 1,7 triệu học sinh và sinh viên, hơn 270.000 người đang theo học tại các trường đại học[70]. Giáo dục ở Libya được miễn phí cho mọi người[71], và là bắt buộc cho đến cấp hai. Tỷ lệ biết chữ của nước này cao nhất Bắc Phi; 82,6% dân số biết đọc và viết[72]. Sau khi Libya tuyên bố độc lập năm 1951, trường đại học đầu tiên của họ từng là "Đại học Libya", được thành lập ở Benghazi[73]. Trong niên khoá 1975/76 số lượng sinh viên đại học được ước tính là 13.418 người. Tới năm 2004, con số này đã tăng lên hơn 200.000, với khoảng 70.000 người khác đang theo học các trường kỹ thuật và đào tạo nghề[70]. Sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng sinh viên trong khu vực đào tạo cao học được phản ánh ở sự tăng nhanh số lượng các viện đào tạo cao học. Từ năm 1975 số lượng các trường đại học đã tăng từ hai lên tới con số chín và sau khi bắt đầu xuất hiện từ năm 1980, số các trường kỹ thuật và đào tạo nghề hiện đã là 84[70]. Giáo dục cao học ở Libya được trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Năm 1998, số tiền dành cho giáo dục chiếm 38,2% ngân sách quốc gia[73].

Tôn giáo

Bài chi tiết: Đạo Hồi Libya
Nhà thờ Hồi giáo tại Ghadames, gần biên giới Tunisia và Algérie; 97% dân số Libya là các tín đồ Hồi giáo

Tôn giáo tại Libya

  Hồi giáo (97%)
  Cơ đốc giáo (0.7%)
  Phật giáo (0.3%)

Tôn giáo thống trị ở Libya là Hồi giáo với 97% dân số theo tín ngưỡng này[74]. Hầu như toàn bộ người Hồi giáo Libya đều thuộc dòng Hồi giáo Sunni, nó có ảnh hưởng lớn cả trên tinh thần cá nhân và các chính sách của chính phủ.

Trước thập kỷ 1930, Phong trào Sanusi là phong trào Hồi giáo lớn nhất ở Libya. Đây là một phong trào hướng tới sự phục hưng tôn giáo đã được thay đổi nhằm tương thích với cuộc sống sa mạc. Các zawaayaa (chi nhánh) của nó đã được tìm thấy tại TripolitaniaFezzan, nhưng ảnh hưởng lớn nhất của Sanusi nằm tại Cyrenaica. Nhằm cứu nguy tôn giáo khỏi sự bất ổn và tình trạng hỗn loạn, phong trào Sanusi đã mang lại cho những người dân bộ lạc Cyrenaican một sự gắn bó tôn giáo và những tình cảm thống nhất[75]. Phong trào Hồi giáo này, cuối cùng bị tiêu diệt bởi cả cuộc xâm lược của Ý và sau đó là bởi chính phủ Gaddafi[75], phong trào này mang nhiều tính bảo thủ và dù sao cũng có khác biệt so với Hồi giáo hiện nay ở Libya. Gaddafi quả quyết rằng ông là một tín đồ Hồi giáo cuồng nhiệt và chính phủ của ông đang giữ vai trò ủng hộ các viện Hồi giáo trên khắp thế giới thu hút thêm các tín đồ theo đạo Hồi[76]. Tuy nhiên, Hồi giáo Libya luôn được coi là theo truyền thống, nhưng không thô bạo so với Hồi giáo tại các nước khác. Hình thức Hồi giáo Sufism của Libya rất phổ biến trên toàn quốc[77].

Ngoài đa số tuyệt đối tín đồ Hồi giáo Sunni, có một cộng đồng thiểu số rất nhỏ Cơ đốc giáo, gồm hầu hết là người nước ngoài. Cũng có một cộng đồng Anh giáo nhỏ, gồm phần lớn là công nhân nhập cư châu Phi tại Tripoli; nó là một phần của Giáo khu Ai Cập[78]. Cũng có khoảng 40.000 tín đồ Công giáo La Mã tại Libya với hai giám mục, một tại Tripoli (phục vụ cộng đồng Ý) và một tại Benghazi (dành cho cộng đồng Malta).

Tới thời gian gần đây Libya vẫn là nơi có một trong những cộng đồng người Do Thái lớn nhất thế giới và đã từng tồn tại ít nhất từ năm 300 TCN[79]. Một loạt các cuộc tàn sát người Do Thái bắt đầu từ tháng 11 năm 1945 và kéo dài gần ba năm đã làm suy giảm đáng kể số lượng người Do Thái ở Libya.[80] Năm 1948, khoảng 38.000 người Do Thái còn sống tại nước này.

Từ khi Libya tuyên bố độc lập năm 1951, đa số cộng đồng Do Thái đã di cư khỏi đất nước. Một loạt các cuộc tàn sát người Do Thái khác diễn ra sau cuộc Khủng hoảng Suez năm 1956, buộc khoảng 100 người Do Thái phải bỏ chạy. Khi Gaddafi lên nắm quyền lực, số người Do Thái còn lại bị tịch thu gia sản và những khoản nợ của người khác đối với họ bị xóa bỏ. Tuy nhiên, gần đây Gaddafi đã thông báo rằng những khoản bồi thường thích hợp sẽ được chi trả cho những người Do Thái Libya đã bỏ đất nước ra đi.[81]Giáo đường Do Thái chính ở Tripoli đã được tu bổ lại năm 1999, nó vẫn chưa được mở cửa cho công chúng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Libya //nla.gov.au/anbd.aut-an35304693 http://poli.vub.ac.be/cbw/cbw/003020100.html http://www.cbv.ns.ca/dictator/Amin.html http://www.lib.unb.ca/Texts/JCS/bin/get7.cgi?direc... http://www.lib.unb.ca/Texts/SCL/Vol22_1/fledderu.h... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003452.php http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/E.1990.5... http://www.adherents.com/adhloc/Wh_185.html http://allafrica.com/stories/201107210928.html http://www.arabicnews.com/ansub/Daily/Day/060608/2...